Thân thế và sự nghiệp ban đầu Edwin von Manteuffel

Edwin Karl Rochus von Manteuffel sinh ngày 24 tháng 2 năm 1809 tại Dresden[3], trong một gia tộc có nhiều chi nhánh và đã sản sinh ra không ít lãnh đạo chính trị, quân sự của Phổ trong quá khứ. Mặc dù vậy, chi nhánh của Manteuffel không được giàu có và Manteuffel là một đứa trẻ gầy gò ốm yếu. Sau này, Manteuffel còn bị cận thị và bất chấp nguồn gốc của mình, ông không có nhiều mối quen biết trong giới lãnh đạo cấp cao.[7] Ông là con trai của Chánh án Toà án thành phố Magdeburg, và thuở nhỏ ông được nuôi nấng cùng với người anh họ của mình là Otto von Manteuffel (18051882), một nhà chính khách Phổ[3]. Ông đã được định hướng và giáo dục để trở thành một quân nhân[1]. Khác với người em họ Otto của mình, Ewin thích thưởng thức kịch nghệ, và thuộc lòng hàng nghìn vầng thơ của nhà thơ Schiller mà ông yêu mến.[7] Vào năm 1826, khi ở độ tuổi vị thành niên, ông đã gia nhập Trung đoàn Long kỵ binh Cận vệ, và được phong cấp Trung úy trong trung đoàn này hai năm sau đó[1][5]. Sau khi học tại Viện Hàn lâm Quân sự trong vòng hai năm, ông lần lượt phục vụ cho Tướng von Müffling và Vương thân Albrecht của Phổ với cương vị là sĩ quan hầu cận[3]. Sau 15 năm giữ quân hàm Trung úy,[1] ông đã được thăng cấp Đại úy vào năm 1843Thiếu tá vào năm 1848.[3] Vào thập niên 1840, Manteuffel đã nghe những bài giảng của nhà sử học nổi tiếng Leopold von Ranke (17951886) và trở nên trung kiên với phương pháp khoa học lịch sử mới của Ranke. Về sau này, Ranke nói:[7]

Ông ta thấu hiểu các tác phẩm của tôi và nhiệt liệt đồng tình với tôi hơn bất kỳ ai trên thế giới.
— Leopold von Ranke

Năm 1848, vận may đã khiến cho ông được liên lạc trực tiếp với nhà vua: trong những ngày xảy ra cơn bão Cách mạng Tháng Ba năm 1848 tại kinh thành Berlin, khi Vua Friedrich Wilhelm IV hết sức run sợ. Người sĩ quan trẻ tuổi Manteuffel đã mạnh dạn đến bến nhà vua và cố gắng động viên tinh thần của nhà vua.[1] Sau khi tình hình Berlin được ổn định, Quốc vương đã bổ nhiệm Manteuffel làm sĩ quan trợ lý của mình để tỏ lòng biết ơn. Kể từ đây, ông được thăng tiến nhanh chóng: ông lên quân hàm Thượng tá vào năm 1852 và đến năm 1853 ông lại được phong cấp Đại tá, chỉ huy Trung đoàn Thương kỵ binh số 5, khi ấy đóng quân tại Düsseldorf. Bên cạnh tư cách của ông như một quân nhân, Quốc vương nhận thấy rằng viên Đại tá kỵ binh này thể trở thành một nhà ngoại giao tài giỏi, do đó Friedrich Wilhelm IV đã ra lệnh cho ông thực hiện thực hiện các sứ mệnh ngoại giao quan trọng đến ViênSankt-Peterburg. Các hoạt động ngoại giao của ông đã khiến cho nhà vua và quần thần vô cùng mãn nguyện. Vào năm 1857, ông được phong quân hàm Thiếu tướng.[1][3]